Những thời điểm không nên ăn hồng

Gestaltung und Druck Werbeflyer►Trở về trang chủ 
Hồng là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số thời điểm tuyệt đối không được ăn loại quả này



Dinh dưỡng của quả hồng
Theo Tiến sĩ Lâm Văn Mân, Viện An toàn Thực phẩm, quả hồng một trong các loại trái cây ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích
cho sức khoẻ.
Bài liên quan:
Trong quả hồng có chứa nhiều vitamin A (cung cấp khoảng 3% lượng vitamin A mà cơ thể cần/ngày), vitamin C (cung cấp khoảng 12), các chất xơ hoà tan (cung cấp khoảng 9,5%) khoáng như mangan (cung cấp khoảng 15%), đồng (cung cấp khoảng 12%) và đặc biệt là các hợp chất phenolic. Hợp chất phenolic có tác dụng chống oxi hoá, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, ngoài ra cùng với viamin C hợp chất phenolic còn có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng lão hoá của tế bào.
Bên cạnh đó theo quan niệm của Đông y quả hồng có tính hàn giúp giảm nhiệt, hạ huyết áp và làm sáng da.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số thời điểm tuyệt đối không được ăn loại quả này.
Những thời điểm không nên ăn quả hồng
- Người táo bón và đau dạ dày không nên ăn hồng
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng không phải ai ăn hồng cũng tốt và ăn lúc nào cũng được. Với những người bị bệnh táo bón hay đau dạ dày thì không nên ăn hồng vì hợp chất tannin trong quả hồng sẽ tác dụng với dịch vị axit trong dạ dày gây hiện tượng khó chịu ở vùng  thượng vị và gây chứng khó tiêu.
Hồng là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên cần lưu ý một số thời điểm không nên ăn hồng
- Khi đói bụng cũng không nên ăn hồng
Không nên ăn hồng trong trường hợp này vì phản ứng giữa tanin trong quả hồng và axit dịch vị làm người ăn cảm thấy cồn cào và ở mức độ nặng thì tạo cảm giác như bị “say”.
Ngoài ra, cũng không nên ăn hồng cùng với các loại thức ăn giàu protein như thịt, cá, cua do tanin trong quả hồng phản ứng với protein tạo thành hợp chất oligome và polyme dạng rắn, gây sỏi trong dạ dày.
- Người thiếu máu không nên ăn hồng
Cũng cần chú ý khi ăn hồng vì hàm lượng tanin cao có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Còn theo quan niệm Đông y những người thuộc thể hàn không nên ăn nhiều hồng vì có thể gây tiêu chảy.
Các cách bảo quản để hồng ngâm ngon hơn
Với giống hồng không chát quả được thu hoạch khi vỏ chuyển sang màu đỏ hoặc vàng đều tuỳ theo giống; thịt quả lúc này còn cứng, ăn ngay có vị giòn, ngọt và không chát. Đối với giống hồng chát người ta thu hoạch khi quả đã đủ độ già, thịt quả cứngHồng là một loại quả đặc trưng của mùa thu có màu sắc và hình dáng đẹp, thời gian thu hoạch thường vào cuối tháng 9 đến hết tháng 12. Hiện nay, có hàng nghìn giống hồng khác nhau tuy nhiên người ta thường chia chúng thành hai nhóm là hồng chát và hồng không chát.
Tùy theo khẩu vị của các bạn: Nếu muốn hồng ăn  mềm thì có thể giấm, nếu muốn ăn giòn thì phải ngâm hồng trong dung dịch nước vôi, nước phèn chua hay nước muối loãng cho đến không còn vị chát khi ăn. Thời gian ngâm từ 3 đến 5 ngày hoặc lâu hơn tuỳ theo giống. Ngoài ra còn có thể làm mất vị chát bằng cách xử lý hồng với cacbon dioxit .
Để bảo quản hồng cần chọn lựa quả có vỏ đỏ hoặc vàng đều, không xây xước; thịt quả cứng và không có hiện tượng dập. Sau khi thu hái nên ngâm hồng trong nước ấm ở 50°C trong 10 phút sau đó lấy ra để ráo và đưa đi bảo quản. Nhiệt độ bảo quản tối thích cho hồng là 0±1°C, độ ẩm 90 – 95%, ở điều kiện này có thể giữ hồng từ 3 đến 5 tháng. Với giống hồng không chát nếu bảo quản ở nhiệt độ 5 – 10°C sẽ xảy ra hiện tượng tổn thương lạnh - hiện tượng tổn thương lạnh là hiện tượng thịt quả bị nâu hoá, mềm nhũn và chảy nước làm mất giá trị sử dụng.
Theo Tuệ Linh (Khampha.vn.






Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen